'Rùng rợn' ô tô Toyota Camry cũ văng bánh khi đang di chuyển trên đường
Theo thống kê của Cục CSGT (Bộ Công an), trong 9 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2025 (từ 25.1 - 2.2), toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, khiến 209 người chết và 373 người bị thương. Trong đó, vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Nam Định khiến 7 người chết và 2 người bị thương.So với cùng kỳ năm ngoái giảm 258 vụ, giảm 126 người chết và giảm 232 người bị thương.Trong đó, đường bộ xảy ra 442 vụ, làm 207 người chết và 372 người bị thương. Đường sắt xảy ra 2 vụ, làm 1 người chết, 1 người bị thương và đường thủy xảy ra 1 vụ, làm 1 người chết.Trong 9 ngày nghỉ, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 55.842 trường hợp vi phạm; tước quyền sử dụng 2.985 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm 7.035 trường hợp; tạm giữ 428 ô tô, 20.782 mô tô.Trong số vi phạm, có 17.149 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 13.296 trường hợp vi phạm tốc độ, 88 trường hợp vi phạm về ma túy…Theo Cục CSGT, trong 9 ngày nghỉ, tình hình trật tự an toàn giao thông cả nước cơ bản được đảm bảo. Lưu lượng phương tiện tăng cao, nhất là các ngày trước và sau kỳ nghỉ tết dẫn đến ùn ứ tại một số tuyến ra vào cửa ngõ Hà Nội, TP.HCM và các tuyến cao tốc, cầu Rạch Miễu (nối 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre). Lực lượng CSGT công an các đơn vị, địa phương đã chủ động tổ chức lực lượng, phương tiện nắm tình hình, bố trí phương tiện cẩu kéo cứu hộ; phối hợp phân luồng từ xa, điều tiết giao thông theo đúng nội dung các phương án của Cục CSGT nên tình hình ùn ứ giao thông trên các tuyến được khắc phục nhanh hơn, sớm đưa tình trạng giao thông trở lại ổn định, bình thường. Cụ thể, tại Hà Nội và các địa phương giáp ranh, từ ngày 24.1 - 25.1, lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến, nhiều tuyến đường xuất hiện tình trạng ùn tắc do quá tải phương tiện di chuyển từ Hà Nội đi các tỉnh thành, trọng tâm là Vành đai 3, Vành đai 2 và một số tuyến trục chính xuyên tâm thành phố dẫn ra cửa ngõ nhập vào các tuyến cao tốc, quốc lộ. Hướng từ nội thành đi các tỉnh phía nam qua QL1A và cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, lưu lượng phương tiện tăng đột biến; từ tuyến QL5, Cổ Linh, Nguyễn Văn Cừ, cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy, đê Nguyễn Khoái, Vành đai 2 lưu lượng đông, các phương tiện di chuyển chậm nhưng không xảy ra ùn tắc.Từ ngày 30.1 - 1.2, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông trong nội thành Hà Nội tăng nhiều so với những ngày trước do người dân đi chơi tết và đi lễ chùa nhân dịp năm mới, tuy nhiên không xảy ra ùn tắc.Chiều 1.2 (tức mùng 4 tết), đông đảo người dân trở lại Hà Nội sớm dẫn đến lưu lượng phương tiện tăng cao tại cửa ngõ phía nam Hà Nội.Theo ghi nhận của phóng viên, trong sáng và đầu giờ chiều ngày nghỉ cuối cùng (ngày 2.2), tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, tuyến QL1A, Vành đai 3 lượng phương tiện vẫn đông và xảy ra ùn tắc ở một số đoạn, nhưng giao thông di chuyển vẫn rất thuận lợi.Hiến tóc xanh cho đời
Theo đó, cách đi này giúp người lớn tuổi ít bị té ngã hơn và có khả năng vận động tốt hơn khi về già.Té ngã là lý do thường gặp nhất khiến người cao tuổi phải nhập viện và là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do tai nạn ở tuổi già. Tai nạn này thường gây gãy xương, dẫn đến mất khả năng tự lập, khiến người lớn tuổi thường phải vào viện dưỡng lão và tử vong sớm hơn.Dữ liệu cho thấy khoảng 30% người từ 70 tuổi trở lên bị té ngã hằng năm. Chính vì vậy, tìm ra các chiến lược giúp giảm nguy cơ té ngã cho người lớn tuổi là rất quan trọng.Nhằm đánh giá xem việc dắt chó đi dạo thường xuyên có giúp giảm nguy cơ té ngã và các vấn đề về vận động ở người lớn tuổi hay không, các nhà nghiên cứu tại Đại học Trinity College Dublin (Ireland) đã xem xét dữ liệu y tế của 4.100 người tham gia từ 60 tuổi trở lên.Họ được chia thành 2 nhóm: Nhóm dắt chó đi dạo 4 ngày trở lên một tuần được xem là thường xuyên dắt chó đi dạo và nhóm không thường xuyên dắt chó ra ngoài.Bài kiểm tra nguy cơ té ngã cho thấy những người thường xuyên dắt chó đi dạo đã giảm nguy cơ té ngã và khả năng vận động được cải thiện khi về già. Cụ thể: Những người thường xuyên dắt chó đi dạo có thể đứng dậy từ tư thế ngồi nhanh hơn trung bình 14% (đây là thước đo độ nhạy về khả năng té ngã ở người lớn tuổi) và giảm 40% nguy cơ bị té ngã. Họ cũng giảm được 20% nỗi lo sợ bị té ngã - điều khiến họ tránh vận động và giảm chất lượng cuộc sống, theo trang tin y khoa Medical Express.Sau 2 năm, những người thường xuyên dắt chó đi dạo cũng có mức độ tương tác xã hội và tình bạn cao hơn.Đồng tác giả, giáo sư Robert Briggs, bác sĩ chuyên khoa lão khoa tại Bệnh viện St James Đại học Trinity College Dublin, cho biết: Nghiên cứu này cho thấy dắt chó đi dạo thường xuyên có thể mang lại lợi ích lớn lao cho người cao tuổi. Những người thường xuyên dắt chó đi dạo có khả năng vận động tốt hơn đáng kể, giảm khả năng bị té ngã và giảm cả nỗi lo sợ bị té ngã.Tác giả chính, tiến sĩ Eleanor Gallagher, chuyên gia y khoa lão khoa tại Đại học Trinity Dublin, cho biết: Những phát hiện mới làm nổi bật giá trị của việc dắt chó đi dạo thường xuyên như một hoạt động đơn giản và dễ tiếp cận. Hoạt động này không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe tinh thần và sự tự tin ở người lớn tuổi, theo Medical Express.
Vụ 19 học sinh nghi ngộ độc khí 'bóng thối', 13 em đã đi học lại
Nghiên cứu do Talker Research - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, thực hiện, đã khảo sát 2.000 người tham gia từ ngày 23 đến 27.1, nhằm xem xét cách mọi người ngủ trưa và tìm hiểu xem điều gì khiến một số người ngủ trưa ngon hơn những người khác.Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen, sở thích ngủ trưa và tác động của giấc ngủ trưa đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.Tiến sĩ Nick Bach, nhà tâm lý học, tại Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe tâm thần Grace Psychological Services (Mỹ) cho biết giấc ngủ - đặc biệt là ngủ trưa - ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người ngủ trưa sai cách và sau đó tự hỏi tại sao mình cảm thấy uể oải thay vì sảng khoái. Đáng chú ý, nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút. Tiến sĩ Bach giải thích: Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là ngủ trưa quá muộn. Nếu bạn ngủ trưa vào cuối buổi chiều hoặc chạng vạng tối, điều đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn. Lý tưởng nhất là ngủ trưa trước 15 giờ để duy trì lịch trình ngủ của bạn, theo trang tin nghiên cứu Study Finds.Lợi ích rất rõ ràng: Kết quả cho thấy những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy.Nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện thú vị sau: Những người thường xuyên ngủ trưa có thể có cuộc sống xã hội tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng "người ngủ trưa" có cuộc sống xã hội năng động hơn, điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nhận thức khi già đi, so với người không ngủ trưa. Đặc biệt, người ngủ trưa có đời sống tình cảm hài lòng so với người không ngủ trưa.Kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường ngủ trưa trong 51 phút và thức dậy lúc 14 giờ 33 phút. Tuy nhiên, đáng lưu ý - ngủ trưa quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn là không ngủ trưa.Nghiên cứu đã phát hiện ngủ trưa lâu hơn 1 giờ 26 phút, được xem là "vùng nguy hiểm". Lúc này, bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng thay vì sảng khoái. Nhưng ngủ 51 phút như sở thích của nhiều người, cũng có thể quá dài. Tiến sĩ Bach cảnh báo: Nếu ngủ trưa quá lâu, bạn có nguy cơ rơi vào giấc ngủ sâu, khiến việc thức dậy trở nên khó khăn hơn. Một giấc ngủ trưa nhanh 20 phút là hoàn hảo để nạp lại năng lượng mà không bị tình trạng trì trệ giấc ngủ đáng sợ, theo Study Finds.
Đây là phân công mới theo quyết định phân công công tác Bộ trưởng và các Thứ trưởng của Bộ Nội vụ, sau khi hợp nhất giữa Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH.Theo quyết định, nhiệm vụ của Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà là lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ.Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Thi đua - Khen thưởng T.Ư.Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Công tác thanh niên và bình đẳng giới; Tạp chí Tổ chức nhà nước và lao động; Báo Dân trí.Ngoài ra, bà Hà còn được giao nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ Nội vụ. Trước đó, người phát ngôn của Bộ Nội vụ là ông Vũ Đăng Minh, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ. Thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy, ông Vũ Đăng Minh xin nghỉ hưu trước tuổi. Trước khi hợp nhất, bà Nguyễn Thị Hà phụ trách các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB-XH gồm: Cục trẻ em; Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam; Vụ Bình đẳng giới.Cũng tại quyết định này, Bộ Nội vụ phân công nhiệm vụ cho các thứ trưởng, cụ thể: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Công chức - Viên chức; Vụ Chính quyền địa phương; Trung tâm Công nghệ thông tin.Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức - Biên chế; Văn phòng Bộ; Vụ Tổ chức phi Chính phủ; Vụ Hợp tác quốc tế; Thanh tra Bộ (khi chưa kết thúc hoạt động).Thứ trưởng Cao Huy có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Cải cách hành chính; Vụ Pháp chế; Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.Thứ trưởng Lê Văn Thanh có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Cục Việc làm; Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội.Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Người có công; Cục Quản lý lao động ngoài nước; Trung tâm Lao động ngoài nước; Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Viện Khoa học Tổ chức nhà nước và Lao động; Trường đại học LĐ-TB-XH; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Trung tâm Hành động khắc phục bom mìn Việt Nam; Quỹ Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam.Quyết định phân công này được thực hiện từ ngày 1.3.
Nhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 1: Đa phần là tàu vỏ sắt
Sáng 9.1, đoàn công tác Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an TP.HCM phối hợp Công an TP.Thủ Đức và các đơn vị chức năng tổng kiểm tra an toàn về PCCC, cứu nạn, cứu hộ tại cảng Cát Lái (thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn).Thông tin với đoàn kiểm tra về công tác đảm bảo an toàn PCCC, đại tá Bùi Sĩ Tuấn, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, cho biết cảng Cát Lái có mật độ khai thác hàng hóa xuất nhập khẩu lớn nhất nước, hoạt động xếp dỡ hàng hóa diễn ra 24/24, trung bình mỗi ngày có gần 20.000 lượt phương tiện vận tải, thời gian cao điểm lên tới 25.000 phương tiện ra vào cảng.Cảng có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế của TP.HCM và cả nước. Chính vì tầm quan trọng đó, nhiều năm qua, lãnh đạo cảng đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ.Phương tiện và lực lượng PCCC tại chỗ được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp, hiện đại luôn trong trạng thái sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, ứng cứu nhanh khi gặp sự cố cháy nổ tại cảng.Tại buổi kiểm tra, đại tá Huỳnh Ngọc Quan, Phó trưởng PC07 đánh giá cao về tính chuyên nghiệp và phương tiện, thiết bị của lực lượng PCCC tại chỗ của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn.Phó trưởng PC07 nhấn mạnh dịp tết cận kề, lực lượng PCCC và cứu nạn cứu hộ của cảng cần hết sức cảnh giác, chú ý đến công tác phòng ngừa sự cố cháy nổ, thường xuyên rà soát, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị, dụng cụ PCCC.Đại tá Huỳnh Ngọc Quan đề nghị đơn vị chú ý đến các vị trí, khu vực trọng yếu, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao thì cần tăng cường lực lượng và phương án để chủ động ứng phó, xử lý với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra như khu vực tiếp nhiên liệu, vận chuyển xăng dầu trong cảng, chú ý hệ thống điện, nguồn điện dự phòng; sắp xếp, bố trí gọn gàng hàng hóa trong kho, phòng ngừa sự cố cháy nổ.Trước đó, đoàn cũng đã kiểm tra an toàn PCCC tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Bến xe Miền Tây. Qua đó, đoàn công tác nhắc nhở khắc phục những hạn chế, đảm bảo an toàn, phòng cháy nổ dịp tết.